Phân loại Inox và đặc tính kỹ thuật

Cơ Khí Toàn Cầu xin giới thiệu với bạn đọc các loại Inox, phân loại và đặc điểm.

INOX là loại vật liệu sáng bóng, không gỉ, chịu ăn mòn cao, kháng khuẩn. Nó hiện nay là một loại vật liệu phổ biến và được nhiều người tiêu dùng lựa chọn trong các công trình.

Inox

NGUỒN GỐC LỊCH SỬ

Thép không gỉ gắn liền với tên tuổi của một chuyên gia ngành thép người Anh là ông Harry Brearley. Khi vào năm 1913, ông đã sáng chế ra một loại thép đặc biệt có khả năng chịu sự ăn cao. Bằng việc giảm hàm lượng carbon xuống và cho crôm vào trong thành phần thép (0.24% C và 12.8% Cr).

Sau đó hãng thép Krupp ở Đức tiếp tục cải tiến loại thép này bằng việc cho thêm nguyên tố niken vào thép để tăng khả năng chống ăn mòn axit. Trên cơ sở hai phát minh này mà 2 loại mác thép 400 và 300 ra đời ngay trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Sau chiến tranh, những năm 20 của thế kỷ 20, một chuyên gia ngành thép người Anh là ông W. H Hatfield tiếp tục nghiên cứu, phát triển về thép không gỉ. Bằng việc kết hợp tỉ lệ khác nhau giữa crom và niken, ông đã cho ra đời một loại thép không gỉ mới 18/8 với tỉ lệ 8% Ni và 18% Cr, chính là loại thép 304ngày nay. Ông cũng là người phát minh ra loại thép 321 bằng cách cho thêm thành phần titan vào thép có tỉ lệ 18/8 nói trên.

Trải qua gần một thế kỷ ra đời và phát triển, thép không gỉ đã được dùng rộng rãi. Nó được sử dụng trong mọi lĩnh vực dân dụng và công nghiệp với hơn 100 loại thép khác nhau.

Trong ngành luyện kim, thép không gỉ (inox) được dùng để chỉ một dạng hợp kim sắt chứa tối thiểu 10,5% crôm. Tên gọi là “thép không gỉ” nhưng thật ra nó chỉ là hợp kim của sắt không bị biến màu hay bị ăn mòn dễ dàng như là các loại thép thông thường. Vật liệu này cũng có thể gọi là thép chống ăn mòn. Thông thường, có nhiều cách khác nhau để ứng dụng inox cho những bề mặt khác nhau để tăng tuổi thọ của vật dụng. Trong đời sống, chúng xuất hiện ở khắp các vật dụng như những dây đeo đồng hồ hay cửa inox, cầu thang inox…

Thép không gỉ có khả năng chống sự ôxy hoá và ăn mòn rất cao. Tuy nhiên việc sử dụng chúng trong từng trường hợp cụ thể là rất quan trọng.

PHÂN LOẠI PHỔ BIẾN TẠI VIỆT NAM

– INOX 201 :

Loại INOX thông dụng nhất hiện nay.

Dùng mangan thay thế cho Niken theo tỉ lệ 2:1 nên độ cứng cao hơn 304, khó gia công hơn, nhưng giá thành thấp.

Lượng Niken giảm đi nên khả năng chống ăn mòn cũng kém đi rất nhiều, nhất là trong môi trường nước và acid/ muối.

Được sử dụng phổ biến trong trang trí nội thất và gia dụng.

– INOX 304 :

Tỉ lệ Chrom và Niken cao hơn 201 nên nó có giá thành đắt hơn.

Có tính chất dẻo và dễ gia công hơn.

Tính chống ăn mòn trong mọi môi trường rất cao.

Thích hợp với những đồ vật thường xuyên tiếp xúc với nước & acid/muối

cầu thang inox

– INOX 316 :

Tỉ lệ Chrom và Niken rất cao, thêm vào đó là có Molybden tăng khả năng kháng khuẩn.

Thích hợp dùng trong thiết bị và dụng cụ y tế.

– INOX 430 :

Gần như không có Niken và Mangan nên giá thành rất rẻ nhưng có khả năng chịu ăn mòn cao hơn thép mềm.

Thường được dùng trong kiến trúc trong nhà và đồ gia dụng.

 ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CỦA INOX:

  • Tốc độ hóa bền rèn cao
  • Độ dẻo cao hơn
  • Độ cứng và độ bền cao hơn
  • Độ bền nóng cao hơn
  • Chống chịu ăn mòn cao hơn
  • Độ dẻo dai ở nhiệt độ thấp tốt hơn
  • Phản ứng từ kém hơn

Xem thêm: cổng inox, cửa inox, cầu thang inox, lan can inox, hàng rào inox

Mọi chi tiết xin liên hệ:

CƠ KHÍ TOÀN CẦU

Địa chỉ: An Khánh – Hoài Đức – Hà Nội (ngay sát khu đô thị Vinhome Thăng Long và Khu đô thị Nam An Khánh).

Hotline: 0988.427.015

Website: cokhidandung.vn

Email: cokhidandungtoancau@gmail.com